Saturday, December 12, 2009

Chanh niem hoi tho.

THIỀN VIỆN NGUYÊN THỦY
KHÓA THIỀN TỨ NIỆM XỨ NĂM 2009

CHÁNH NIỆM HƠI THỞ
(Bài dẫn nhập)
Giảng sư: Thiền sư Dhammapàla
Chuyển ngữ: Cô Viên Hương

Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu phương pháp thực hành cơ bản pháp môn Chánh niệm hơi thở (ānāpānasati) và sự phát triển định tâm.
Có hai loại thiền là thiền định và thiền quán Vipassana. Thiền định là thiền để phát triển tâm định và thiền quán Vipassana là thiền phát triển trí tuệ. Thiền định là nền tảng quan trọng của thiền quán Vipassānā. Trong Ngũ Uẩn Tương Ưng Kinh và Kinh Chân thật – Tương Ưng Kinh, Đức Phật đă dạy rằng:
Này tỳ kheo tu tập phát triển thiền định. Với định tâm, vị tỳ kheo hiểu được mọi vật như nó thực sự đang là.
Đây chính là lí do tại sao những người mới bắt đầu đều được khuyến khích thực hành thiền định trước, để phát triển định tâm vững chắc và mạnh mẽ. Sau đó, thực hành thiền Vipassanā, để thấy rõ bản chất thật của mọi vật.
Có tất cả 40 đề mục trong thiền định, nhưng chúng tôi thường dạy cho người mới bắt đầu bằng Chánh nỉệm hơi thở bởi vì hầu hết thiền sinh đều thành công với pháp môn này.
Trong Tương Ưng Kinh, Đức Phật khen ngợi về Chánh niệm hơi thở :
Này tỳ kheo, nhờ thực hành và phát triển chánh niệm hơi thở mà định tâm đạt được, an tịnh và vi tế. Với sự an tịnh chưa phải là vĩnh cữu này có thể xua đuổi và làm lắng dịu các bất thiện tâm ngay khi chúng vừa khởi lên.
Trong Thanh Tịnh Đạo còn nói rằng :
Chánh niệm hơi thở là đề mục đầu tiên tốt nhất mà tất cả các vị Phật, vị Phật Độc Giác và các vị đệ tử của các vị Phật đều chọn để thực hành như một nền tảng cơ bản cho sự an tịnh đạt được ngay trong hiện tại.
Vì thế chúng ta phải có niềm tin mạnh mẽ với sự kính trọng trong thực hành pháp môn này.
Sau đây là những bước căn bản vê thực hành Chánh niệm hơi thở.
. Bước một
Ngồi thẳng lưng. Bạn hãy chọn một tư thế ngồi xếp bằng thích hợp cho bạn nhất. Nếu bạn cảm thấy khó khăn thì không cần phải ngồi tréo chân. Bạn có thể ngồi để hai chân bên cạnh nhau trên nền nhà (không cần phải xếp chồng lên nhau) . Phía dưới chỗ ngồi nên kê một cái gối có độ dày thích hợp giúp bạn thoải mái, và làm cho bạn thẳng lưng. Sau đó buông lỏng từng phần từ đầu đến chân. Bảo đảm không có sự căng gồng nào trên cơ thể. Nếu có thì hãy buông lỏng hoàn toàn để có thể thư giãn và tự nhiên. Nếu không, thì sự co gồng sẽ làm cho bạn khó chịu và đau nhức. Sau khi đã buông lỏng toàn thân ngay trong từng giây phút thì bạn có thể bắt đầu ngồi thiền.

• Bước hai
Bỏ qua một bên tất cả những suy nghĩ lo toan và các kế hoạch sẽ thực hiện. Bạn phải quán chiếu rằng tất cả đều vô thường. Nó không bao giờ đi theo ý muốn của bạn mà nó chỉ đi theo quy luật riêng của nó mà thôi. Do đó thật là vô ích nếu chúng ta cố nắm bắt nó. Nó thật sự lợi ích nếu chúng ta biết cách đặt nó qua một bên và đừng bận tâm đến nó trong lúc chúng ta hành thiền.
Khi tâm bạn bận rộn suy nghĩ, bạn sẽ tự nhắc nhở mình rằng đây không phải là thời điểm thích hợp để chúng ta lo nghĩ về nó. Bây giờ là lúc chúng ta phải giữ tâm trên đề mục thiền: là đối tượng hơi thở. Nếu bạn tình cờ nhớ điều gì quan trọng, và bạn nghĩ là điều này rất quan trọng không được quên thì bạn cũng không cần phải làm như vậy trong lúc hành thiền. Nếu thật sự cần thiết thì bạn có thể viết nó ra trong cuốn sổ tay bên mình. Nếu bạn thật sự muốn thành công trong Chánh niệm hơi thở (ānāpānasati), bạn phải bỏ qua tất cả các đối tượng khác ngoài đối tượng hơi thở. Có nhiều hành giả muốn phát triển định tâm nhưng không chịu từ bỏ các dính mắc của mình trong đời thường. Kết quả là tâm rất trạo cử, luôn lang thang giữa hơi thở và các đối tượng khác trong cuộc sống. Mặc dù họ rất cố gắng giữ tâm yên, nhưng hoàn toàn thất bại: một lý do duy nhất là họ không chịu buông bỏ các đối tượng mà mình dinh mắc trong cuộc sống. Sự dính mắc này chính là trở ngại lớn nhất cho việc hành thiền. Vì thế điều quan trọng là bạn phải cương quyết chấm dứt các suy nghĩ này trong lúc hành thiền.
• Bước ba
Bắt đầu làm quen với hơi thở qua việc thực hành. Sau khi thư giãn toàn thân, và chấm dứt các suy nghĩ, bạn sẽ đặt tâm tại điểm mà xúc chạm nơi mà hơi thở đi qua bên ngoài da: điểm xúc chạm. Đó là điểm chung quanh mũi là vùng nhân trung và môi trên. Cố gắng biết hơi thở tại một trong các nơi xúc chạm. Rồi giữ cho tâm bám sát hơi thở, và luôn hay biết hơi thở. Bạn chỉ cần hay biết hơi thở một cách tự nhiên khách quan, như là một người quan sát mà thôi. Đừng cố kiểm soát hơi thở hay can thiệp vào hơi thở tự nhiên :chỉ cần biết nó như đang là. Nếu bạn cố kiểm soát hơi thở, bạn sẽ cảm thấy tức ngực.
Một điều quan trọng là nếu bạn chú ý hơi thở tại điểm xúc chạm mà bạn đã chọn, thì không nên đi theo hơi thở vào bên trong cơ thể hay ra bên ngoài. Nếu bạn theo hơi thở vào bên trong hay ra bên ngoài cơ thể, bạn sẽ không thể hoàn thiện định tâm của bạn.
Để giải thích điều này, Bộ Thanh Tịnh Đạo đã cho thí dụ về người gác cổng. Người gác cổng không hề quan tâm tới người nào đi sâu vào bên trong hay bên ngoài thành: mà anh ta chỉ chú ý tới người nào đi qua ngay tại cổng mà thôi. Cũng y như vậy, hành giả không được chú ý hơi thở đi vào bên trong hay bên ngoài cơ thể. Hành giả chỉ cần chú ý hơi thở đến ngay tại điểm xúc chạm (cổng) mà thôi.
Một điều quan trọng khác nữa là bạn không được chú ý đến các đặc tính của tứ đại trong hơi thở của bạn. Bạn không được quan tâm đến đặc tính của địa đại trong hơi thở (chẳng hạn như cứng, nhám, nặng, mềm, trơn hoặc nhẹ), cũng không được chú ý đặc tính thuỷ đại (chảy và dính), cũng không quan tâm đến đặc tính của hoả đại (nóng và lạnh), cũng không được chú ý đến đặc tính của phong đại trong hơi thở của bạn (đẩy và nâng).
Nếu bạn tập trung chú ý đến những đặc tính trên thì những cái khác cũng sẽ trở nên hiển lộ rõ rang trong thân, và sẽ quấy nhiễu sự hành thiền của bạn. Công việc duy nhất của bạn là chỉ cần biết đến hơi thở là đủ. Bạn chỉ cần biết đến hơi thở như là một tổng quan và không gì khác.
Thỉnh thoảng hành giả thấy khó nhận biết hơi thở. Đó không phải là hành giả không còn thở nữa mà do là hơi thở của hành giả trở nên quá vi tế và khó nhận biết mà thôi. Vậy thì lúc đó hành giả chỉ cần đặt tâm tại điểm xúc chạm với một cái tâm tỉnh thức và an nhiên. Khi nó càng trở nên khó nhận biết, hành giả không cần làm gì cả mà có một việc duy nhất là chú ý vào hơi thở mà thôi. Rồi thì với sự nhẫn nại và chánh niệm tỉnh giác, hành giả sẽ dần dần có thể biết được hơi thở vi tế. Nếu hành giả cố gắng nhiều lần, hành giả sẽ có thể quen dần với sự định tâm trên đối tượng hơi thở. Điều này rất có lợi cho hành giả phát triển được định tâm.
Trong khi cố gắng tập quen dần với việc nắm bắt hơi thở, bạn phải theo con đường trung đạo: bạn phải nỗ lực hết mình bằng tinh tấn chân chánh. Đừng nên cố gắng quá sức, bởi vì bạn có thể bị căng thẳng như nhức đầu, và căng mắt. Nhưng nếu không nỗ lực đúng mức thì bạn sẽ rơi vào hôn trầm thuỵ miên. Vì thế, phải bảo đảm được là bạn sẽ tinh tấn vừa đủ để nhận biết rõ hơi thở.
Khi những suy nghỉ khởi lên trong đầu của bạn, bạn hãy bỏ lơ nó và đem tâm trở về với đề mục hơi thở. Cũng không nên có thái độ giận dữ với những suy nghĩ dấy lên trong bạn hay bực bội với chính mình vì nó sẽ làm cho bạn mất thời gian vô ích. Bạn hãy tập chấp nhận sự xuất hiện nhiều lần của suy nghĩ khởi lên trong tâm của bạn một cách tự nhiên nhưng không được đồng hoá với nó. Bằng cách bỏ qua các suy nghĩ khởi lên, bạn sẽ giảm dần sự tái xuất hiện của các suy nghĩ này. Bằng cách luôn biết hơi thở, bạn làm quen dần với việc theo dõi hơi thở. Đó là cách duy nhất để đối trị lại các phóng tâm.
Nếu tâm bạn vẫn còn lang thang đây đó, bạn có thể dùng cách ghi nhận hơi thở như sau : hít vào, thở ra; hít vào, thở ra.
Bạn có thể dùng phương pháp đếm, bạn sẽ niệm thầm, khi hít vào, bạn ghi nhận : hít vào, khi thở ra bạn ghi nhận thở ra, bạn ghi nhận thở ra, rồi bạn đếm 1. Bạn có thể đếm đến 5, nhưng không quá 10. Ví dụ , nếu bạn chọn đến số 8, thì bạn sẽ đếm từ 1 đến 8. Và cứ thế đếm lại từ 1 đến 8 nhiều lần. Nhưng bạn phải nhớ là, khi bạn đếm thì đối tượng của bạn là hơi thở chứ không phải số đếm. Con số đếm chỉ là công cụ để giúp bạn phát triển chánh niệm tỉnh giác để bạn có thể bám sát được hơi thở mà thôi. Và tiếp tục đếm cho đến khi tâm của bạn trở nên yên tĩnh và an trú trong đề mục. Rồi thì bạn không cần đếm nữa mà chỉ cần tỉnh giác biết đến hơi thở mà thôi.
• Bước bốn
Tập trung chú ý trên hơi thở. Khi đó bạn có thể tập trung định tâm trên hơi thở liên tục từ 15 phút đến 20 phút, bạn có thể được xem là hoàn toàn quen thuộc với chánh niệm trên hơi thở. Bạn có thể bắt đầu tập trung định tâm nhiều hơn trên đôi tượng hơi thở. Trong các bước đầu tiên này, khi bạn bắt đầu ý thức về hơi thở, bạn sẽ biết điểm xúc chạm. Nhưng trong giai đoạn bạn cần phải bỏ qua điểm xúc chạm, mà chỉ cần chú ý trên hơi thở mà thôi. Làm như thế thì tâm của bạn sẽ trở nên càng định tâm rõ ràng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn làm điều này quá sớm thì bạn sẽ vướng phải sự căng thẳng tập trung trên mặt.
• Bước năm
Khi bạn đã có thể tập trung định tâm một cách liên tục miên mật trên đối tượng hơi thở được trên 30 phút, sự tập trung của bạn có thể được xem là khá tốt. Bây giờ thì bạn phải cố gắng tập trung sự chú ý trên toàn thân hơi thở từ đầu cho đến hết hơi thở. Tại một điểm, bạn sẽ chú ý hơi thở vào từ đoạn bắt đầu cho đến cuối cùng. Rồi thì cũng tại một điểm giống như vậy, bạn sẽ tập trung chú ý hơi thở ra, từ điểm bắt đầu cho đến cuối. Bằng cách này, không có kẽ hở, tâm không thể thoát ra ngoài để đi lang thang đây đó được, và sự định tâm của bạn ngày càng sâu hơn, sâu hơn.
Bạn sẽ thấy hơi thở của mình thỉnh thoảng dài hoặc ngắn. Dài và ngắn ở đây có nghĩa là thời gian kéo dài, chứ không phải là kích thước. Khi bạn thở chậm, nghĩa là hơi thở dài, khi bạn thở nhanh, nghĩa là hơi thở ngắn. Bạn phải để nó diễn ra một cách tự nhiên: bạn không nên làm nó dài hay ngắn bằng sự chủ quan cố ý của mình. Bạn chỉ cần hay biết toàn thân hơi thở, không cần cố tìm xem nó dài hay ngắn.
Nếu chúng ta kiên nhẫn thực hành bằng cách này, định tâm của bạn sẽ dần dần ổn định vững chắc. Khi bạn có thể tập trung liên tục khoảng 1 giờ đồng hồ trong mỗi thời ngồi, liên tục trong ba ngày, bạn có thể đạt được nimitta (tướng hơi thở), chính là ấn chứng của thiền đinh.

Tóm lại
Đây là những bước thực hành cơ bản của Chánh niệm hơi thở ānāpānasati : hãy nhớ và thực hành theo đúng
Bạn hãy thực hành nó trong mọi oai nghi. Không nên dừng thực hành khi thời ngồi thiền chấm dứt. Trong khi mở mắt, hãy thư giãn đôi chân, đứng dậy…… vẫn phải cố gắng hay biết hơi thở. Trong khi đi, đứng, nằm, ngồi…luôn hay biết hơi thở.
Không nên để tâm bắt đối tượng khác. Hãy thu hẹp dần các khoảng cách giữa các thời thiền mà thiếu chánh niệm tỉnh giác trên đối tượng. Nếu bạn thực hành liên tục sẽ không còn khoảng cách lớn như trên. Bạn phải thực hành một cách miên mật và kiên nhẫn bằng cách này từ lúc bạn thức dậy cho đến khi đi ngủ đến sát lúc trước khi thật sự buồn ngủ. Nếu bạn làm như thế bạn có thể sẽ thành công trong việc chứng đắc các thiền chứng ngay trong khoá thiền. Đó là lý do tại sao Đức Phật bảo ānāpānasati cần phải được thực hành và phât triển.

Bạn phải ngưng ngay việc nói chuyện, đặc biệt là trong phòng ngủ : bạn chỉ được nói khi trình pháp với vị thiền sư mà thôi, và lúc thật cần thiết. Tổ chức một khoá thiền là điều không phải dễ dàng. Người tổ chức và người trợ giúp thật hết sức khó khăn để tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khoá thiền được thành tựu. Người thí chủ cúng dường cho khoá thiền với lời ước nguyện cho tất cả thiền sinh được thành tựu trong khoá thiền, và được phước báu. Đó chính là lý do mà chúng ta phải nỗ lực hành thiền tinh tấn.

NHƯNG KHÔNG ĐƯỢC KỲ VỌNG MỌI THỨ ĐỀU HOÀN HẢO. BẠN PHẢI HOAN HỶ VỚI MỌI ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ VÀ KHAM NHẪN VỚI MỌI SỰ THIẾU THUẬN LỢI MÀ BẠN GẶP PHẢI.

Chuyen gi dang dien ra

Haizzzz....
Gần đây có rất nhìu chiện lạ lùng đang xảy ra với tui... Những gì tui suy nghĩ đến và mong có nó thì rất nhìu cơ hội khiến cho chuyện đó xảy ra đang đến với tui 1 cách bất ngờ...
Trước đây tôi không tin cầu khẩn có thể khiến cho những ước mong của tui thành sự thật (mặc dù có cầu chớ hok fai là hok). Nhưng giờ đây khi hiểu ra, những điều mà tôi cầu nguyện hoàn toàn khác trước... Không còn là wần áo đẹp, xe đẹp, nhà đẹp nữa mà là làm sao để tu tập, chuẩn bị dần cho đến ngày tui thực sự được giải thoát.
Nghe có vẻ như tui là 1 bà già, suốt ngày lo sợ đến chuyện già cỗi, nhưng thật ra tui có cảm giác tui đang chơi 1 trò chơi lớn mà trong đó tui là nhân vật chính, người quyết định tui có được giải thoát hay không. Nghĩ tới giải thoát tự dưng tui trở nên phấn khích he he he. Suốt ngày những điều này cứ lởn vởn trong đầu tui, nó ám ảnh tui mỗi khi tui nhớ đến nó, chiếm gần hết thời gian của tui. Nhưng tui cảm thấy hạnh phúc vì điều đó...
Gần đây, những suy nghĩ làm sao để người khác thích mình, quan tâm mình, yêu mình or something không còn diễn ra nhiều trong tui nữa. Vì sao vậy ? Tui không wan tâm nữa.
Có lẽ là vì tui không còn wan tâm người ta có ghét mình, có yêu mình, có thích mình như mình mong muốn, đòi hỏi hay không nữa. Nếu người ta thích mình. Tốt. Không thích. Cũng tốt.. Đây là lúc cho tui thực tập những gì tui đã được học. Nhưng tui thấy lạ là hình như gần đây mọi người wan tâm đến tui nhìu ghê... Hay là vì không expect nữa nên tự dưng thấy người ta thích mình nhìu hơn trước nhỉ.
Đôi lúc tui thực sự nghi ngờ, có khi nào mình đi wá nhanh hay không? Tui không bít câu trả lời và cũng không bít làm sao để tìm câu trả lời. Hiện giờ tui đang way lại vạch xuất phát, và bắt đầu từ đầu.. Nhưng tui đi chậm, từ từ vì tui không mún đi nhanh wá, dễ xuống thẳng dưới kia đâu... ha ha ha.
Chỉ hi vọng 1 điều là tui không chệch khỏi con đường tui đã chọn là được.
Thật lạ, 1 điều là từ ngày đó, tui dường như không wan tâm đến người khác, nhưng đôi lúc tui có cảm giác là wan tâm đến họ rất nhìu, đúng không ta ?....